YÊU CẦU CÔNG NGHỆ
Vui lòng điền thông tin yêu cầu công nghệ để được tư vấn miễn phí
 

Tìm kiếm dây chuyền sản xuất nước đinh lăng 1000-2000 lít/giờ


Doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, lắp đặt dây chuyền sản xuất nước đinh lăng công suất 1000-2000 lít/giờ với công nghệ đã có sẵn.

Đọc thêm
  • Tìm đơn vị cung cấp công nghệ sản xuất tinh dầu trầm bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn

    Công nghệ sử dụng CO2 ở trạng thái siêu tới hạn để chiết tinh dầu là phương pháp đang được phát triển mạnh mẽ nhờ giúp cho tinh dầu có chất lượng cao hơn vì quá trình chiết không sử dụng nhiệt độ như các phương pháp khác; thời gian chiết nhanh, vì vậy thành phần các hoạt chất ít bị thay đổi, tinh dầu giữ được mùi và thành phần thiên nhiên.
    Đọc thêm
  • Tìm kiếm công nghệ và thiết bị kiềm hóa ca cao

    Doanh nghiệp cần chuyển giao công nghệ và thiết bị để tối ưu hóa quá trình kiềm hóa cao cao trong tiến trình chế biến nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm bằng việc nâng cao giá trị cảm quan và tăng khả năng phân tán của bột ca cao.
    Đọc thêm
  • Tìm kiếm máy ép đĩa mo cau và máy khắc hoa văn

    Máy ép đĩa mo cau và khắc hoa văn cho sản phẩm tích hợp các công đoạn ép đĩa mo cau, khắc hoa văn và cho ra sản phẩm hoàn thiện. Sau khi được vệ sinh sạch bụi bẩn, mo cau khô được trải phẳng, để khô nước. Lúc này, máy sẽ có nhiệm vụ ép tấm mo cau nhờ hệ thống ép, sau đó đĩa mo cau sẽ được chuyển đến bộ phận khắc hoa văn. Tại đây, đĩa mo cau sẽ được khắc các hoa văn theo mẫu đã thiết kế.
    Đọc thêm
  • Tìm kiếm công nghệ/nghiên cứu giảm đạm amol trong nước mắm

    Thị trường Nước mắm Việt Nam được định giá vào khoảng 501 triệu USD (12.000 tỷ VNĐ) với hơn 70.000 tấn Nước mắm được sản xuất trong năm 2015. Mỗi năm hơn 300 triệu lít nước mắm được tiêu thụ, trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 4 lít nước mắm/ năm. Giá trị 1 chai nước mắm thấp đạm vào khoảng 1-2USD/ chai, nước mắm cao đạm có thể lên đến 9 USD/chai.
    Đọc thêm
  • Tìm kiếm công nghệ, thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ từ lông gia cầm

    Lông gia cầm - phế phẩm của công nghiệp chăn nuôi – với khối lượng lên đến hàng ngàn tấn/năm, không phải là thứ vô dụng. Lông gia cầm chứa hàm lượng protein rất cao nên có thể tận dụng làm nguồn bổ sung protein cho thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón cho cây trồng. Nhận thức được điều này, người nông dân từ lâu vẫn thường xuyên tận dụng lông gia cầm làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, keratin từ lông gia cầm vốn là protein có cấu trúc dạng sợi, có độ bền cơ học cao và rất khó phân hủy tự nhiên; nếu không có phương pháp phù hợp mà chỉ trực tiếp chôn xuống đất thì lâu dần sẽ tạo ra môi trường vi khuẩn độc hại và bốc mùi.
    Đọc thêm
Sử dụng công nghệ sàn giao dịch Techport
Scroll